Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Các cơ quan xúc tiến đầu tư và hoạt động tái thiết nền kinh tế trong Covid-19
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 22/04/2020 Lượt xem: 20

Các cơ quan xúc tiến đầu tư trên toàn cầu (IPAs) đang có những biện pháp mạnh mẽ nhằm đối phó với dịch Covid-19.


Đại dịch gây ra bởi virus Corona đã tàn phá nặng nề y tế và kinh tế thế giới. Đầu tư nước ngoài (FDI) cũng không là ngoại lệ. Chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt gãy, các lĩnh vực công nghiệp là trụ cột của dòng vốn FDI toàn cầu trong nhiều năm đang phải đối mặt với kịch bản gần như không có doanh thu, tiêu biểu như du lịch. Trong khi đó, nhu cầu cho các dịch vụ kỹ thuật số lại chứng kiến sự tăng vọt bởi hàng tỷ người đang cách ly tại nhà.

Các chính phủ trên toàn thế giới đã phải áp dụng các biện pháp tái thiết và tái khởi động xã hội để ứng phó đối với tình huống khẩn cấp y tế do virus Corona gây ra trong khi cẩn trọng không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) và tổ chức phát triển kinh tế (EDOs) là các cấu phần quan trọng trong những nỗ lực này.

“Chúng tôi phải điều chỉnh để phù hợp với nền kinh tế mới đóng cửa, nơi mà việc kinh doanh dựa trên các quan hệ cá nhân không thể tồn tại”, Chủ tịch Giovanni da Pozzo của Promos, một tổ chức xúc tiến đầu tư và xuất khẩu của Ý, chia sẻ với fDi 3 tuần sau khi Ý ban bố lệnh phong toả toàn quốc vào ngày 10/3. “Chúng tôi tập trung thúc đẩy các dự án sáng tạo, khuyến khích các công ty phát triển các nền tảng kỹ thuật số đổi mới để có thể đáp ứng việc kinh doanh khi mà việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đang ngày càng phức tạp”. 

Chuyển dịch sản xuất

Trong khi các cơ quan như Promos đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước và quốc tế, vốn là trụ cột của nền kinh tế Ý, các cơ quan khác trên thế giới đang tập trung nguồn lực cho tuyến đầu, giải quyết tình huống khẩn cấp y tế.

“Nhiệm vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại là giữ nền kinh tế miễn nhiễm với dịch bệnh Covid-19”, CEO của Invest India, Deepak Bagla phát biểu khi cơ quan này ra mắt cổng thông tin “miễn dịch kinh tế” (business immunity) nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cũng như kết nối cung-cầu các thiết bị y tế và bảo hộ hiện có trên thị trường. Ấn Độ cũng đã công bố lệnh phong toả trên toàn quốc vào ngày 24/3.

Ông Balga cũng cho biết: “Chúng tôi đang hỗ trợ các công ty đang vận hành chuyển đổi các dây chuyền sản xuất sang cung ứng các sản phẩm đất nước đang cần ngay lúc này. Trong những thời điểm như thế này, việc thực thi các biện pháp cần được đẩy nhanh tốc độ so với ngày thường. Làm thế nào để nâng cao năng lực sản xuất hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm như khẩu trang, khăn lau tay và máy thở sử dụng trong đơn vị chăm sóc đặc biệt? Chúng ta cần phải sáng tạo hơn. Hiện nay, chúng tôi đang liên hệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ô tô để xem xét khả năng sản xuất máy thở cũng như các doanh nghiệp sản xuất khăn cho việc sản xuất khẩu trang. Ấn Độ có khoảng 50 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa, một phần lớn trong số đó đang hoạt động trong chuỗi cung ứng y tế. Thách thức đang chồng lên thách thức. Chúng ta cần họ đẩy mạnh sản xuất, nhưng vấn đề là họ cũng đang đối mặt với các khó khăn về tài chính. Ngoài ra, cũng cần nghĩ ra các giải pháp để dịch chuyển sản xuất trên toàn quốc trong thời điểm phong toả”. 

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất đang đình trệ, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã hưởng ứng lời kêu gọi tại Ấn Độ cũng như các nước khác trên thế giới. Trong số đó, Maruti Suzuki, một chi nhánh tại Ấn Độ của công ty sản xuất ô tô và xe đạp Nhật Bản Suzuki đã ra thông báo sẽ bắt đầu sản xuất máy thở cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICUs) vào ngày 01/4. Tại Serbia, công ty sản xuất  phụ tùng ô tô Canada Magna đã yêu cầu bộ phận thiết kế nghiên cứu sản xuất khẩu trang thay vì ghế ngồi ô tô vào cuối tháng 3.

Điều chỉnh nhanh chóng

Các tổ chức phát triển kinh tế tại Mỹ và các cơ quan xúc tiến đầu tư tại châu Âu cũng đã bắt đầu liên hệ với các đối tác tại Trung Quốc và Đông Nam Á để tìm kiếm nguồn cung cho các sản phẩm thiết yếu. Ông John Evans, đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của Tractus, một công ty tư vấn quản lý chiến lược và vận hành thị trường châu Á cho biết: “Một vài tuần trước đây, chúng tôi nhận được yêu cầu hỗ trợ tìm nguồn cung thiết bị y tế và bảo hộ trong khu vực từ một tổ chức phát triển kinh tế của Mỹ. Chúng tôi hiện đang có hợp đồng cung cấp dịch vụ xúc tiến đầu tư nước ngoài và thương mại với tổ chức này, và họ yêu cầu chúng tôi dành thời gian thực hiện công việc mới này”.

Các cơ quan xúc tiến trên toàn thế giới cũng đang nhanh chóng điều chỉnh nhiệm vụ trọng tâm giữa các thách thức đặt ra về việc quản lý nhân sự, vận hành bộ máy đang bị mắc kẹt tại nhà. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý đến với các quốc gia chọn cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là trụ cột chính trong các đề xuất đầu tư.

Ông Mantas Katinas, Giám đốc Invest Lithuania, phát biểu: “Tôi nghĩ rằng khủng hoảng lần này giúp chúng ta đánh giá liệu mình đã thực sự sẵn sàng cho môi trường số. Là người quản lý, tôi đã có những hoài nghi rằng không phải tất cả mọi thứ đều đã sẵn sàng cho môi trường số, nhưng có vẻ nhiều giải pháp thật sự mang lại hiệu quả”.

Nếu các nước vùng Baltic thường là những quốc gia tiên phong trong việc phát triển kỹ thuật số, các nước với trình độ kỹ thuật số thấp hơn cũng đang dần trở nên nổi bật.

Ông Cristián Rodríguez, Giám đốc quốc gia InvestChile, cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của cơ quan từ xa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thực tế toàn bộ đội ngũ, đặc biệt là các chuyên gia làm việc trực tiếp với các công ty nước ngoài đã tiếp tục các công việc mà không bị gián đoạn. Nhìn nhận về góc độ công nghệ và kỹ năng, chúng tôi đã được chuẩn bị rất kỹ càng cho những đợt khủng hoảng như thế này. Điều này đã nói lên rất nhiều về đội ngũ InvestChile khi đây là một cơ quan nhà nước và làm việc từ xa đối với khu vực này, đã và đang không phổ biến”.

Triển vọng trung hạn

Mặc dù các khó khăn trước mắt là rất rõ ràng, điều gì còn chờ đợi ở trung hạn và dài hạn vẫn là một ẩn số. Phần lớn phụ thuộc vào việc các tình huống khẩn cấp về y tế do virus Corona gây ra được giải quyết như thế nào và các nền kinh tế có thể hồi phục nhanh ra sao.

Ông Stephen Phillips, Giám đốc điều hành của Invest Hong Kong, cho rằng các cơ quan xúc tiến nên tập trung cho các chiến lược trung hạn. “Có rất nhiều doanh nghiệp đang nhìn xa hơn hiện tại. Chúng ta phải giải quyết các vấn đề ngắn hạn, nhưng không chỉ dừng lại đó”, ông phát biểu. “Chúng ta vẫn cần dự phòng các giải pháp để triển khai lập tức ngay khi có thể. Cần suy nghĩ về các chiến lược một cách rõ ràng”. 

Đại dịch do virus Corona gây ra là liều thuốc thử khả năng ứng biến của các tổ chức phát triển kinh tế và cơ quan xúc tiến đầu tư trước các tình huống khẩn cấp trong ngắn hạn trong khi vẫn duy trì các chiến lược trung hạn và dài hạn. Những ai đã chuẩn bị sẵn sàng để tái khởi động nhanh chóng khi đại dịch đi qua sẽ chứng kiến sự phục hồi kinh tế nhanh nhất.

(Hoàng Yên, IPA Đà Nẵng, lược dịch từ FDI Intelligence)

Link bài viết gốc: https://www.fdiintelligence.com/article/77301


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng